Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 (SEA Games 30) đã khép lại. Tuy nhiên nước chủ nhà Philippines dường như vẫn còn rất nhiều vấn đề hậu SEA Games cần phải giải quyết.
Xem thêm: Cá cược thể thao
Chi ngân sách 147 triệu USD
SEA Games được tổ chức thường niên hai năm một lần. Đây là lần thứ tư Philipines đăng cai sự kiện thể thao lớn nhất của khu vực.
Tuy Philippines đã giành ngôi nhất toàn đoàn tại SEA Games lần này với tổng cộng 387 huy chương trong đó có 149 HCV nhưng Chính phủ nước này đang đau đầu giải quyết một loạt vấn đề còn tồn tại.
Theo tờ Aljazeera của Philippines, nhiều câu hỏi về cách sử dụng khoản chi ngân sách 7,5 tỷ peso (147 triệu USD) cho SEA Games 30 của nước chủ nhà được đặt ra khi công tác tiếp đón các đoàn vận động viên vô cùng sơ sài. Bên cạnh đó, khoản chi trị giá 50 triệu peso (một triệu USD) cho đài lửa được sử dụng trong lễ thắp đuốc SEA Games 30 cũng gây tranh cãi. Nhiều người đánh giá, đây là hành động tiêu xài hoang phí bởi 17% trong số hơn 100 triệu dân Philippines có thu nhập không đủ để trang trải các nhu cầu cơ bản.
Trước đó, những hình ảnh lan truyền trên internet đã cho thấy công tác hậu cần cho các vận động viên không được chu đáo, nhiều công trình phục vụ sự kiện còn dang dở.
Đội bóng đá nam Thái Lan phải tập luyện trên đường phố, cầu thủ của Timor Leste thì bị đưa đến nhầm khách sạn, trong khi các phóng viên nước ngoài phải tự tìm thẻ tác nghiệp để chất đống trên bàn… chỉ là một số ít trong nhiều vướng mắc mà các đoàn vận động viên gặp khi đến tham dự SEA Games lần này. Đó là chưa kể việc cung cấp thực phẩm và đồ uống còn hạn chế, chưa đáp ứng được dinh dưỡng cho các vận động viên tham gia thi đấu.
Tắc đường vốn là vấn đề tồn tại cố hữu ở thủ đô Manila. Nó khiến các đội tuyển mệt mỏi trong hành trình dài di chuyển hay phải chờ đợi xe buýt của ban tổ chức đến đón trễ 1 - 2 tiếng đồng hồ.
Khu liên hiệp thể thao Rizal Memorial ở trung tâm thủ đô Manila được biết đến với quá nhiều bê bối như phòng họp báo tạm bợ, nhà vệ sinh với bồn cầu đôi, vụ công nhân sập dàn giáo.
Trong khi đó, khu liên hiệp thể thao New Clark City, nơi cách Manila khoảng 120km, vẫn còn những công nhân đang hoàn thành hạng mục cuối cùng trước khi lễ khai mạc diễn ra.
Mặt khác, việc không có tình nguyện viên bố trí riêng theo đoàn khiến nhiều vận động viên các nước lâm vào tình cảnh vạ vật, nằm chờ đợi mệt mỏi ngay hành lang các khách sạn khi bay chuyến khuya vì không được ban tổ chức sắp xếp đón tiếp.
Đống ngổn ngang hậu SEA Games
Văn phòng chống tham nhũng Philipines cho biết, họ đã thành lập nhóm điều tra với nhiệm vụ xem xét các cáo buộc tham nhũng trong công tác tổ chức SEA Games 30. Đặc biệt, Ban tổ chức đại hội (PHISGOC) và Chủ tịch Hạ viện Philipines Alan Peter Cayetano, người đứng đầu ủy ban này, cũng nằm trong cuộc điều tra.
Trước đó, ông Salvador Panelo, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng cam kết chính quyền sẽ điều tra kỹ lưỡng, công bằng và nhấn mạnh sẽ không trường hợp nào được ưu tiên.
Tuy nhiên, vấn đề đang khiến Philipines đau đầu chính là tương lai của những người địa phương đã phải nhường đất để xây dựng các công trình phục vụ đại hội. Chính phủ nước này đã thu hồi diện tích 9.450ha để để xây dựng thành phố New Clark, nơi tổ chức nhiều sự kiện của SEA Games 30.
Đài lửa trị giá một triệu USD gây tranh cãi, xây dựng tại thành phố New Clark, Philippines Ảnh: AFP
Đài lửa trị giá một triệu USD gây tranh cãi, xây dựng tại thành phố New Clark, Philippines Ảnh: AFP
Điều này sẽ khiến 500 hộ gia đình phải rời bỏ vùng đất của tổ tiên. Khoảng 35.000 người dân Philippines rơi vào cảnh không có việc làm do mất đất sản xuất hoặc mất nhà cửa.
Theo cơ quan Phát triển và Chuyển đổi cơ sở Philipines (BCDA), những người bị ảnh hưởng bởi dự án, bao gồm dân bản địa và nông dân từ khi kế hoạch được triển khai sẽ nhận được một khoản hỗ trợ tài chính trị giá 300.000 peso (tương đương 6.000 USD). Tuy nhiên, nhiều người không đồng tình với phương án giải quyết này. Họ cho rằng các trang trại, nguồn thực phẩm hàng ngày và sinh kế trong suốt những thế kỷ qua của người dân bản địa đã bị phá hủy.
Bà Petronila Capiz Munoz, một người dân sống tại New Clark bức xúc: “Điều gì sẽ xảy ra với những người bản địa? Tôi đã 56 tuổi và không được học hành. Họ có thể giao cho tôi công việc gì chứ? Cuối cùng tôi chỉ có thể quét nhà trên mảnh đất thuộc về bản thân và tổ tiên mà thôi”.